Người Hàn Quốc đón tết Trung thu như thế nào?

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và được ưa chuộng nhất tại Hàn Quốc. Được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, Tết Trung thu, hay còn gọi là "Chuseok" (추석), mang trong mình ý nghĩa về cảm ơn và nhớ đến tổ tiên, gắn liền với nét đẹp văn hóa và văn hóa tinh thần đoàn kết của người dân Hàn Quốc. Hãy cùng khám phá cách người Hàn Quốc ăn mừng đón Tết Trung thu như thế nào qua bài viết này.

Sum họp gia đình 

Ngày nay, Chuseok là dịp để mọi người dành thời gian cho gia đình, cùng thưởng thức các món ăn truyền thống và cúng bái tổ tiên. Nhiều người Hàn Quốc ở thành phố đã dành trọn 3 ngày nghỉ lễ để về quê đoàn tụ cùng gia đình và những người thân yêu.

Charye – Phong tục thờ cúng tổ tiên

Vào buổi sáng đầu tiên của lễ hội Chuseok, mọi thành viên trong gia đình sẽ tụ họp tại gian nhà chính – Nơi bố trí bàn thờ tổ tiên để thực hiện nghi thức thờ cúng, tưởng niệm. Món ăn không thể thiếu trong nghi lễ tưởng niệm chính là cơm gạo mới thu hoạch. Hay còn được gọi là Mebap. Sao khi tiến hành xong nghi lễ, các thành viên sẽ quây quần bên nhau để thưởng thức mâm cỗ mà tổ tiên ban cho. 

Beolcho và Seongmyo – Phong tục tảo mộ của người Hàn Quốc

Đây là nghi thức không thể thiếu trong những ngày lễ Trung Thu Hàn Quốc. Beolcho và Seongmyo là cách để người dân Hàn Quốc thể hiện sự trân trọng và biết ơn với tổ tiên. 

Trong lễ hội Chuseok, các thành viên trong gia đình sẽ đến phần mộ của tổ tiên để dọn dẹp xung quanh. Sau khi hoàn thành vệ sinh phần mộ, mọi người sẽ bày biện một mâm lễ gồm hoa quả, các sản phẩm đã thu hoạch được trong mùa vụ để dâng lên tổ tiên nhằm cầu mong hạnh phúc, sung túc cho gia đình.

Múa ganggangsullae

Điệu múa ganggangsullae được xem là hoạt động nghệ thuật tiêu biểu trong dịp Tết Chuseok. Trong điệu múa này, cô gái sẽ mặc những bộ hanbok (trang phục truyền thống của người Hàn Quốc) và tụ họp lại dưới ánh sáng đêm trăng rằm, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn, vừa hát vừa nhảy múa.

Thời điểm ngày trăng tròn cũng được ví như người phụ nữ đến kỳ "khai hoa nở nhụy". Chính vì vậy, điệu múa truyền thống này còn để ca ngợi cho sự thăng hoa vẻ đẹp của người phụ nữ hòa trong thời khắc đẹp của thiên nhiên.

Juldarigi

Juldarigi là trò chơi nhằm gắn kết cộng đồng khi được tham gia bởi mọi người chơi từ bất cứ độ tuổi nào.

Các đội sẽ được phân chia đồng đều về số người, giữa các thôn xóm, các làng cũng có thể chia đội với nhau để thi thố. Số người tham gia càng đông thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian thi càng kéo dài.

Trò chơi mang đến tinh thần đồng đội và niềm vui khi gắn kết tình làng nghĩa xóm với nhau.

Trò đấu vật

Môn đấu vật là trò chơi không thể thiếu trong lễ Chuseok là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình.

Trên bãi cỏ hoặc bãi cát, cuộc thi đấu sẽ được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp, người chiến thắng được tôn vinh là jangsa và sẽ được nhận từ dân làng vải vóc, gạo hay con bê làm giải thưởng.

Olgemini – Phong tục truyền thống treo ngũ cốc khô trước cửa nhà

Sau khi kết thúc mùa thu hoạch, người nông dân Hàn Quốc sẽ lựa chọn những loại ngũ cốc chín đượm nhất để treo lên cột nhà, hiên nhà hoặc cửa chính. Đây là phong tục truyền thống của Hàn Quốc nhằm thể hiện tinh thần biết ơn với đất trời. Đồng thời là ước mong về một mùa màng bội thu, sung túc.

Đồ ăn truyền thống: Thực đơn trong ngày Tết Trung thu rất đa dạng và phong phú. Các món ăn truyền thống như songpyeon (loại bánh dẻo có nhân), jeon (món chiên), japchae (món mì xào), và nhiều loại rau, thịt, hải sản khác thường được chuẩn bị cho cả gia đình cùng thưởng thức. trong không gian cúng.

Tết Trung thu tại Hàn Quốc là dịp vui tươi và ý nghĩa, tạo nên không khí sum vầy, đoàn tụ và tri ân đáng giá cho gia đình và tổ tiên. Đây là cơ hội để người dân Hàn Quốc gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với những nỗ lực của người nông dân và duy trì những nét đẹp truyền thống cũng của văn hóa Hàn Quốc.

>>Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa và các món ăn tết Trung Thu (Chuseok) của người Hàn